Lịch sử hình thành Bí_thư_Thành_ủy_Thành_phố_Hồ_Chí_Minh

Sau Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, tại Nam Kỳ, một Hội nghị thống nhất các tổ chức Cộng sản ở Nam Kỳ được tổ chức ngày 24 tháng 2 năm 1930, đã bầu ra Ban lâm thời Chấp ủy của Đảng, do Ngô Gia Tự (bí danh là Bách) làm Bí thư, trụ sở đặt tại đường Kichiner - Grimaud (nay là đường Nguyễn Thái Học - Phạm Ngũ Lão), chịu trách nhiệm hợp nhất các tổ chức Cộng sản tại Nam Kỳ.

Cuối năm 1930, chính quyền thực dân phát hiện hoạt động thống nhất các tổ chức Cộng sản nên đã ra tay trấn áp. Nhiều lãnh đạo bị bắt, gồm cả Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ Ngô Gia Tự và Bí thư Thành ủy Chợ Lớn Lê Quang Sung. Tháng 2 năm 1931, các đảng bộ Thành ủy Sài Gòn, Chợ Lớn đều bị giải tán, trực thuộc trực tiếp Xứ ủy Nam Kỳ.

Tháng 4 năm 1931, chính quyền Pháp hợp nhất thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn thành một đơn vị hành chính mới gọi là Khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Tháng 4 năm 1932, Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn được tái lập. Các Tỉnh ủy Gia Định, Chợ Lớn được duy trì cho đến tận năm 1954.